Hôm nay mấy đứa bạn mình hỏi "Nếu mà bố mẹ mi cản ko cho đi xem SS thì mi làm sao? Ta đọc trên mạng thấy có đứa đòi giết bố mẹ nữa kìa"
Mình thật sự choáng khi nghe điều đó, và đã tìm hiểu thực hư ra sao.
Đây là đoạn trích bài viết Cuồng thần tượng và hệ lụy đau lòng trên vietnamnet của tác giả Vân Sam.
Rao bán mình lấy vé xem Super Junior
Những người yêu nhạc hẳn còn nhớ sự kiện ban nhạc nam Hàn Quốc Super Junior tới Việt Nam tháng 3/2010. Sự xuất hiện của Super Junior chính là thước đo cho sức ảnh hưởng của âm nhạc và thần tượng tới người nghe - đặc biệt là người nghe trẻ tuổi.
Trong thời gian làm việc cùng Super Junior và ngồi trên đoàn xe cùng nhóm hát, tôi đã chứng kiến hàng trăm, hàng nghìn em học sinh nữ bám đuổi, gào khóc và chạy theo các anh chàng Hàn Quốc hát hay nhảy đẹp, có khuôn mặt mịn màng.
Sự kiện đêm nhạc MTV EXIT không chỉ gói gọn trong những cơn “cuồng thần tượng” được đo đếm bởi thái độ khó chịu xen lẫn thích thú của các quản lý nhóm hát với fan Việt (khó chịu vì những hành động quá khích, thích thú khi thấy hàng nghìn fan chào đón những chàng trai của họ), mà còn nhiều hệ lụy khác xôn xao cư dân mạng.
Biết tin Super Junior sẽ đến Việt Nam, trong cơn khát vé, một cô bé sinh năm 1993 đã viết: “Em thực sự không còn con đường nào khác để có vé xem Super Junior, em yêu Super Junior nên nếu như anh muốn em qua đêm với anh để nhường cho em một chiếc vé, em sẽ sẵn sàng, hãy giúp em…”
Nhiều fan Việt quỳ xuống để xin lỗi các thành viên trong nhóm nhạc Super Junior vì không thể “bảo vệ” họ khỏi đám đông vây kín tại sân bay Nội Bài (?!)
Một fan khác tâm sự: “Nếu có 1 ngày thế giới phản bội Super Junior, ELF (Ever Lasting Friends = Tình bạn vĩnh cửu, tên gọi fan club chính thức của Super Junior) cũng sẽ phản bội cả thế giới. Em sẵn sàng giết bố mẹ nếu ko cho em đi xem Suju biểu diễn. Thật vui vì ông bà già cuối cùng đã biết điều và để mình đi...”
Hệ lụy của những hâm mộ non nớt thường kéo dài rất lâu và nhiều khi để lại dấu ấn bi thảm trong cuộc sống. Các bạn trẻ chưa hiểu rằng không ai trân quý bạn bằng chính bản thân bạn và những người đang trực tiếp yêu thương, nuôi dưỡng bạn trưởng thành.
Sở thích thì ai cũng có cả. Khi bạn nghe một bản nhạc, ca khúc, bạn thích bài hát hay ca sĩ ấy thì đó là sở thích cá nhân, không ai lên án. Nhưng khi bạn tôn thần tượng của mình thành các bậc thần thánh đặt thần tượng trên tất cả: bản thân mình, lòng tự trọng, tự tôn của mình, cha mẹ mình, cuộc đời mình, thì liệu đó có phải là sự lệch lạc phông văn hóa và nền tảng đạo đức?
và đây là một số bình luận mà bạn bè mình đã thấy được
Mình cũng đọc những bình luận của những người khác trong bài viết, thể hiện thái độ hết sức bất bình với những ví dụ trên.
Và đây là bài viết của FC Thái Bình
Thế giới thần tượng không chỉ có fan cuồng
Mọi người có thể chỉ trích fan khi họ trở nên quá khích, vượt quá các ranh giới giữa fan và thần tượng, có những hành vi trái với đạo đức hoặc vi phạm pháp luật. Còn bình thường, đừng “vơ đũa cả nắm”. Bên cạnh hệ lụy trông thấy từ những kẻ quá khích, vẫn có rất nhiều fan lịch sự, hòa đồng và hiểu biết.
Cộng đồng fan của Super Junior là E.L.F (viết tắt của từ Ever Lasting Friend, là tên Fan Club của Super Junior, nghĩa là Tình bạn vĩnh cửu, hoặc Những người bạn mãi mãi). Super Junior giống như những bài toán, có lúc đơn giản, có lúc phức tạp. ELF chúng tôi là những người giải đáp ẩn số, tìm ra cái hay và luôn ở bên cạnh SuJu.
Chúng tôi tự hào vì mình có một thần tượng. Và tự hào hơn vì thần tượng đó là Super Junior. Fan của Super Junior có thể dễ dàng tìm được nhiều người bạn có chung sở thích với mình, đôi khi là ngay bên cạnh, học cùng lớp cùng trường, đôi khi là cách nhau nửa vòng trái đất. Chúng tôi có chung một tình yêu, điều đó kéo chúng tôi lại gần nhau hơn.
Chúng tôi yêu E.L.F cũng như yêu Super Junior! Đối với chúng tôi, đó là một thứ xúc cảm tương đồng với tình yêu nhân loại.
FC Super Junior ở Thái Bình mà chúng tôi tham gia nhiều lần gặp gỡ nhau. Từ những con người có chung tình yêu, chúng tôi hội tụ với nhau, làm nên một Fan Club. Khi đứng cùng nhau chúng tôi luôn cảm thấy mình được là chính mình, thoải mái nói chuyện và không có khoảng cách.Có thể có lúc bất đồng, có thể có lúc xích mích, nhưng cuối cùng, lý do xóa nhòa mọi giận hờn sẽ là: Vì chúng ta cùng là E.L.F.
Những người lớn có thể coi tình yêu của chúng tôi với SuJu là sự cuồng nhiệt quá khích của những đứa trẻ. Nhưng chúng tôi luôn tin, thần tượng là một phần quan trọng trong quá trình hoàn thiện nhân cách của mọi đứa trẻ, từ lúc biết nhận thức cho đến khi thật sự trưởng thành.
FC SuJu Thái Bình
Mình đã bình luận bài viết của Vân Sam ở trên. Quả thật mình rất sốc và buồn vì có bạn lại có suy nghĩ về bố mẹ như thế.
Rõ ràng hầu như nhiều bạn cũng không thể đi gặp tận mắt các oppa được, trên các diễn đàn của FC, những bạn ấy đã tỏ ra thái độ mong ước và tiếc nối, nhưng mình chưa thấy có ai lại nói giết bố mẹ nếu như không được đi xem các anh biểu diễn.
Thử hỏi các anh của chúng ta có thể vui khi biết có những fan của chính mình lại có suy nghĩ bất hiếu như vậy hay ko, trong khi tất cả ELF chúng ta đều biết và tự hào vì các anh rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
Một ví dụ nhỏ thế thôi nhưng lại khiến cho hình ảnh của toàn bộ cộng đồng ELF Việt cũng như ELF trên thế giới bị bôi nhọ, và các anh cũng ko tránh khỏi bị chỉ trích. Những người ấy không nên nhận mình là ELF mới đúng.
Từ sự kiện năm ngoái Suju đến Việt Nam, có rất nhiều luồng ý kiến trái chiều về vấn đề này, tất nhiên có nhưng ý kiến hết sức bất lợi cho Suju và ELF, và chúng ta đã yên lặng để nó qua đi, thế mà bây giờ chuyện ấy lại bị khơi mào. Thử hỏi sẽ ra sao nếu như các bậc phụ huynh xem những bài viết như thế này.
Mình luôn tự hỏi có rất nhiều sao Hàn, có rất nhiều FC, tại sao lại chỉ đích danh Suju và ELF, phải chăng là vì các nhóm nhạc khác chưa tới Việt Nam nên chưa có chuyện gì để nói. Như thế quả thật rất bất công hay sao?
Trên đây chỉ là suy nghĩ của riêng mình, mong các bạn đóng góp ý kiến.
Trên đây chỉ là suy nghĩ của riêng mình, mong các bạn đóng góp ý kiến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét